総研大 文化科学研究

論文要旨

翻訳における質の批評
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG BẢN DỊCH

―夏目漱石『心』のベトナム語版を例として―
—Khảo sát với bản dịch tiếng Việt tác phẩm “Kokoro” của Natsume Soseki—

ハノイ大学大学院修士課程(Khoa đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Hà Nội) 
ブイ・フン・マィン(Bùi Hùng Mạnh)

福岡工業大学教授(Giáo sư Đại học Công nghiệp Fukuoka) 
徳永 光展(Mitsuhiro Tokunaga)

キーワード:

Từ khóa: Biên dịch(翻訳)、Mô hình dịch(翻訳モデル)、Đánh giá chất lượng bản dịch(翻訳における質の批評)、Khung phương pháp luận dịch thuật(翻訳用の理論的枠組み)、Tiêu chuẩn chất lượng bản dịch(翻訳における質の基準)、Quy trình dịch(翻訳プロセス)、Tương đương(等価)、Vinay và Darbelne(ヴィネイとダルベルネ)、Eugene Nida(ナイダ)、Natsume Sosek(夏目漱石)、Kokoro (『心』)、Nỗi lòng (『心』)

Tóm tắt

Hoạt động Dịch thuật đã được hình thành và phát triển từ xa xưa. Trong xã hội hiện đại, nhu cầu về giao tiếp đa ngôn ngữ, đa văn hóa ngày càng được coi trọng. Ngày nay, ai cũng có thể dễ dàng có trong tay một bản dịch tiếng nước ngoài. Ngày nay, ai cũng có thể dễ dàng tham gia một khóa học về ngôn ngữ, về dịch thuật. Ngày nay, ai cũng có thể dễ dàng tham gia vào công tác dịch thuật. Theo đó, có vô vàn những văn bản đã được dịch, với đa dạng sắc thái và chất lượng khác nhau.

Đánh giá chất lượng dịch thuật không thể thiếu trong các hoạt động nghiên cứu về dịch thuật. Tuy nhiên, do thiếu khung phương pháp luận thích hợp, nên đánh giá bản dịch hiện nay chủ yếu tập trung vào những việc như: sửa chữa từ vựng và cú pháp hoặc phân tích lỗi chứ không phải là việc đánh giá các công việc dịch thuật nói chung.

Như vậy, vấn đề đặt ra cho những người đánh giá dịch thuật, là một khung phương pháp luận phù hợp. Và, mấu chốt cho khung phương pháp luận đó chính là “tính khách quan” trong đánh giá. Tuy đã có nhiều mô hình lý thuyết đã được đưa ra, nhưng giới dịch thuật vẫn trăn trở với những câu hỏi như: làm thế nào để hạn chế yếu tố chủ quan của người đánh giá bản dịch, những tiêu chuẩn đánh giá như thế nào sẽ có tính đúng với nhiều người đánh giá, cho dù họ nhìn nhận vấn đề từ nhiều chiều hướng khác nhau…

Tán thành và kế thừa những thành quả nghiên cứu của những người đi trước như quan điểm về “dynamic equivalence” của Nida, 7 phương thức dịch của Vinay và Darbelnet, mô hình đánh giá chất lượng dịch của House, vv… Trong bài viết này, tác giả khảo sát một số vấn đề liên quan đến mô hình dịch và đánh giá chất lượng dịch thuật. Từ kết quả phân tích, tác giả có đề xuất một số đánh giá khách quan cho một tài liệu dịch. Trong chương cuối, tác giả sử dụng chính những tiêu chuẩn đánh giá đã đề xuất tại chương 3, để phân tích và thực chứng cho mô hình này trong một điều tra thực tế. Hy vọng rằng, thông qua một số tiêu chí đánh giá bản dịch được cung cấp, cũng như việc phân tích thực chứng các vấn đề trong một phần bản dịch cuốn tiểu thuyết “Kokoro” của Natsume Sōseki, sẽ hữu ích cho việc phát triển các khung lý thuyết cho lĩnh vực dịch thuật, và trở thành lý thuyết cơ sở cho các dịch giả trong việc tránh những sai lầm không cần thiết.